Hướng dẫn lập kế hoạch mua hàng hiệu quả cho doanh nghiệp

Th01 24, 2024
Chang Chen
Phong cách sống

Lập kế hoạch mua hàng cho doanh nghiệp là một quá trình quan trọng để đảm bảo rằng doanh nghiệp đang đầu tư vào những nguồn cung ổn định và chất lượng. Dưới đây là một số bước hướng dẫn lập kế hoạch mua hàng hiệu quả cho doanh nghiệp  

1. Xác định mục tiêu và nghiên cứu thị trường   

huong-dan-lap-ke-hoach-mua-hang-hieu-qua-cho-doanh-nghiep-9.png

Đầu tiên, phải xác định nhu cầu của công ty về hàng hóa. Sau đó tiến hành xác định các mục tiêu về chi phí, chất lượng, và hiệu suất. Từ đó đưa ra quyết định chính xác hơn trong việc chọn lựa số lượng, chủng loại sản phẩm và thời điểm mua hàng.    

Tìm hiểu về các nhà cung cấp tiềm năng và thị trường, tiến hành đánh giá các lựa chọn có sẵn và so sánh để xem nhà cung cấp nào đáp ứng đủ nhu cầu và tiêu chuẩn của doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyết định mua hàng một cách thông minh và hiệu quả.   

2Xây dựng đội ngũ, chính sách mua hàng   

huong-dan-lap-ke-hoach-mua-hang-hieu-qua-cho-doanh-nghiep-7.png

Cần xây dựng một đội ngũ thu mua và sắp xếp các công việc phù hợp đối với từng người. Mỗi nhân sự sẽ phụ trách một nhiệm vụ khác nhau như tổng hợp số lượng hàng hóa được yêu cầu, tìm kiếm nhà cung cấp, tạo yêu cầu báo giá,…   

Với bước này sẽ giúp các thành viên trong đội ngũ thu mua biết được các công việc mình cần phải làm là gì, thực hiện thư thế nào để có thể đạt được các yêu cầu mà bạn đề ra.   

Chính sách mua hàng cần đảm bảo rõ ràng, công bằng và minh bạch, đồng thời phù hợp với quy mô và đặc thù hoạt động của doanh nghiệp. Một số yếu tố quan trọng cần xem xét khi xây dựng chính sách mua hàng bao gồm: tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp, quy trình đàm phán giá cả, điều kiện thanh toán, chính sách bảo hành.   

3. Tiến hành xây dựng các chiến lược triển khai hiệu quả   

huong-dan-lap-ke-hoach-mua-hang-hieu-qua-cho-doanh-nghiep-3.png

Đánh giá nhà cung cấp: đây là một khâu quan trọng trong lập kế hoạch mua hàng, đặc biệt đối với những doanh nghiệp có chuỗi cung ứng dài, phụ thuộc vào nhiều nhà cung cấp. Các tiêu chuẩn này có thể bao gồm chất lượng sản phẩm, khả năng đáp ứng yêu cầu, thời gian giao hàng, giá cả cạnh tranh và dịch vụ hậu mãi. Đây là những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định mua hàng thông minh và hiệu quả.   

Quản lý nhà cung cấp: Xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp để tạo ra sự hợp tác và tăng cường trách nhiệm. Đồng thời phát triển kế hoạch hợp tác chiến lược để đảm bảo cả hai bên đều đạt được lợi ích.   

Kiểm soát chất lượng nhà cung cấp: Xác định cách kiểm tra chất lượng sản phẩm từ nhà cung cấp. Có thể sử dụng kiểm tra mẫu, đánh giá công nghệ sản xuất, hoặc các phương pháp kiểm định chất lượng khác. Ngoài ra, cần lập kế hoạch kiểm tra định kỳ để đảm bảo rằng chất lượng sản phẩm được duy trì trong thời gian.   

4.Đánh giá lại từng chiến lược mua hàng   

huong-dan-lap-ke-hoach-mua-hang-hieu-qua-cho-doanh-nghiep-4.png

Ở bước này, cần kiểm tra và đánh giá lại kế hoạch mua hàng, mô tả quy trình mua sắm nên bắt đầu, khi nào cần hoàn thành và liệt kê các dấu mốc quan trọng như: ngày giao hàng, thời điểm cần có hàng,...   

Dựa vào nhu cầu và kế hoạch mua hàng, ước tính chi phí cho từng giai đoạn và tổng chi phí của toàn bộ quá trình mua hàng. Việc dự báo chi phí giúp doanh nghiệp lên kế hoạch tài chính và kiểm soát chi phí hiệu quả.   

Cuối cùng là đánh giá và theo dõi dựa trên các yếu tố như thời gian đáp ứng, chi phí, chất lượng, uy tín nhà cung cấp, khả năng đổi mới và cải tiến của nhà cung cấp,... sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được điểm mạnh, điểm yếu của quá trình mua hàng và đưa ra giải pháp cải tiến kịp thời.   

5. Quản lý rủi ro   

huong-dan-lap-ke-hoach-mua-hang-hieu-qua-cho-doanh-nghiep-5.png

Xác định các rủi ro có thể xuất hiện trong quá trình triển khai và làm thế nào nhà cung cấp có thể giúp giảm thiểu chúng.   

Phát triển kế hoạch quản lý rủi ro để xử lý các vấn đề khi chúng xuất hiện.   

6. Công cụ hỗ trợ   

huong-dan-lap-ke-hoach-mua-hang-hieu-qua-cho-doanh-nghiep-6.png

Để lập một kế hoạch mua hàng, doanh nghiệp cần phải có tất cả thông tin chi tiết bao gồm các nhà cung cấp được chọn để mua hàng, ngân sách được phân bổ và các hợp đồng được sử dụng cho việc mua sắm,…   

Một số công cụ hỗ trợ phổ biến trong quá trình mua hàng bao gồm: Hệ thống quản lý đơn hàng (Order Management System), Phần mềm theo dõi tiến độ sản xuất (Production Tracking Software), Công cụ phân tích và dự báo nhu cầu (Demand Forecasting Tools), Phần mềm quản lý tồn kho (Inventory Management Software), Hệ thống quản lý nhà cung cấp (Supplier Management System).   

Việc sử dụng các công cụ hỗ trợ này sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quá trình mua hàng, đảm bảo đạt được các mục tiêu về hiệu quả, chi phí và thời gian. Công cụ đóng vai trò không thể thiếu của doanh nghiệp, nhất là trong thời đại công nghệ 4.0 trợ giúp các nhà quản lý lập kế hoạch mua hàng hiệu quả nhất.   

Như vậy, XAVIE đã giới thiệu các bước cơ bản nhất trong lập kế hoạch mua hàng để doanh nghiệp có thể tham khảo và ứng dụng vào thực tế. XAVIE mang đến giải pháp giúp doanh nghiệp tối ưu quy trình và quản lý, lập kế hoạch mua hàng chính xác và hiệu quả.    

Đến với XAVIE, doanh nghiệp hoàn toàn an tâm bởi chúng tôi luôn đặt uy tín và chất lượng là kim chỉ nam hàng đầu trong từng khâu nhập hàng máy móc, dây chuyền sản xuất, nguyên vậy liệu sản xuất. Đừng quên, liên hệ với Fanpage Xavie để cập nhập những ưu đãi mới nhất!